Cách Để Có Được Hạnh Phúc Trong Hôn Nhân
Cách để có được hạnh phúc trong hôn nhân.
1. Cách nhìn về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc
Người ta thường nói "hôn nhân là nấm mồ của tình yêu". Câu nói này đúng với đa số người, đúng vì họ không chịu học cách giữ gìn hạnh phúc gia đình, không chịu cảm thông cho nhau, không chịu tìm hiểu nhau về tính tình, tính cách hoặc hiểu chưa thấu về người kia. Chúng ta luôn giữ con người mình và không thay đổi cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra ( giữ về tính cách và cách hành xử ).
- Một số khác thì nhận định khác về câu nói " hôn nhân là nấm mồ của tình yêu ", họ cho rằng câu đó là sai. Họ biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình, họ biết cách đối xử với người vợ của mình, đối xử với chồng của mình, họ nhường nhịn nhau, thành thật với nhau tất cả mọi thứ, kể cả những chuyện mà họ biết rằng khi nói ra thì người kia sẽ buồn, nhưng sự lựa chọn là vẫn nói cho biết, đó là sự tôn trọng, yêu thương một nửa kia của mình, là giành hết tất cả những gì họ có, họ nghĩ, họ hành động cho bạn đời của mình
- Còn bạn nghĩ câu này đúng hay sai ? hãy để lại cmt phía dưới nhé !
Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
- Không ai cưới nhau về mà không cãi nhau, không mâu thuẩn, ít nhiều những vẫn đề xảy ra trong cuộc sống khiên mỗi người có những nhận định khác nhau về sự việc, vấn đề. Mỗi người nhìn gốc độ khác nhau của sự việc. Điều đó là hiển nhiên, vì chúng ta là những con người khác nhau, được lớn lên ở môi trường gia đình và xung quanh khác nhau, được giáo dục đào tạo khác nhau...nói chung chung ta khác nhau về mọi mặt. cho nên chúng ta nhìn những sự việc xảy ra trong gia đình hoàn toàn khác nhau.
Nhưng chúng ta không dùng điều đó để biện minh cho cách chúng ta hành sử với hoàn cảnh, sự việc...với người kia của mình được. chúng ta có những quy tác đối xử với nhau để giữ hạnh phúc gia đình. Bởi hạnh phúc không tự dưng mà có, không vun vén, có ngày sẽ lụi tàn. Vợ chồng muốn chung sống vui vẻ, yêu thương nhau đậm sâu mỗi ngày thì cần thấu hiểu nhau.
Cách để có được hạnh phúc gia đình cần có những quy tắc nhất định, dù là mọi người sống trong hoàn cảnh nào, rơi vào trạng thái cảm xúc nào, hay gặp những vấn đề như thế nào trong cuộc sống thì những nguyên tắc sau đây cũng sẽ dễ dàng cho bạn thực hiện và hãy cho người kia của bạn đọc bài này luôn nhé !
2. Hãy hành xử với nhau như một người bạn tri kỷ.
Có người từng nói rằng: “Hôn nhân không hạnh phúc không phải vì thiếu tình yêu, mà vì thiếu tình bạn”. Vì vậy, mối quan hệ hôn nhân lý tưởng nhất là sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu, gia đình và tình bạn. Có như vậy hai người mới có thể thấu hiểu, quan tâm và chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.
Mối quan hệ càng hài hòa thì hôn nhân càng hạnh phúc lâu dài hơn. Hôn nhân đẹp như tình bạn tri lỷ là bạn có thể chia sẻ nhau mọi thứ, đôi lúc " troll " nhẹ nhau, đùa giỡn như thủa bạn với người ấy mới quen nhau. Bạn đừng bao giờ mang vẻ mặt nghiêm túc nặng nề trong mối quan hệ vợ chồng, điều đó chỉ khiến vợ chồng bạn thật khó để trở lại bình thường khi mọi vấn đề được giải quyết ổn thỏa mà thôi.
Những câu nói đùa giỡn hài hước không bao giờ là thừa trong tất cả các mối quan hệ đặc biệt là vợ chồng. Đừng biện minh vì lo cho con cái, lo tiền tài nên không có tâm trạng, Bạn nên biết chuyện gì nên ưu tiên, vì nói những câu hài hước đùa giỡn cũng chảng mất đi tiền bạc của bạn, cũng không mất đi thời gian của bạn.
Nếu mối quan hệ vợ chồng rạn nứt, bạn còn tâm trạng nghĩ tới tiền bạc hay những thứ liên quan khác không ? mình đoán là không. Vì thế đôi lúc hãy " sến súa " với nhau một chút, đùa giỡn nhau một chút, hài hước nhau một chút, bạn sẽ thấy hạn phúc ở trong gia đình nhỏ này.
Ngưng biện minh cho lý do không có tâm trạng, vì cuộc sống hằng ngày tất bật sau khi lấy nhau, sẽ chảng bao giờ có chỗ đừng cho tâm trạng nếu bạn muốn tâm trạng tự nhiên đến, bạn càng đổ thừa cho hoàn cảnh bao nhiêu thì bạn đang là nạn nhân của hoàn cảnh bấy nhiêu, cho nên hãy tự tạo ra tâm trạng cho gia đình nhỏ của mình.
3. Hãy dừng phán xét nhau.
Khi phán xét ai đó, những gì chúng ta nói ra đều là đối phương đã sai, tính cách của họ có vấn đề. Chúng ta tìm kiếm những sai sót của họ, chỉ trích những gì họ nói, và cay đắng vì cảm thấy điều đó đem lại tổn thương cho mình. bạn làm vậy chỉ mang đến những cuộc tranh luận này đến cuộc tranh luận khác mà thôi.
Đi sâu hơn chỗ này một chút.
Chúng ta bao giờ cũng đúng khi chúng ta phán xét người kia. Đơn giản hơn là chúng ta đang yêu chính bản thân chúng ta, chúng ta yêu cơ thể mình, yêu từng bộ phận trong cơ thể mình, tình yêu của chúng ta giành cho nửa kia của mình chưa đủ lớn, tới mức này rồi chúng ta vẫn còn trong mối quan hệ này chỉ vì trách nhiệm và sự ràng buộc chứ chảng có tình yêu nào trong này cả.
Mà bạn biết rồi, khi mà trách nhiệm quá lớn đè lên vai chúng ta, chúng ta sẽ bứt ra, rồi sức mạnh tự do trong con người bạn cũng sẽ phá bỏ sự ràng buộc đó mà thôi. vấn đề chỉ là ở thời gian mà thôi.
Chỉ có tình yêu mới duy trì được mãi mãi, bởi vậy đừng phán xét nhau, vì trong khoảng thời gian phán xét đó bạn đã hết yêu rồi. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người bạn đời của bạn. hãy xem xét đến bản thân mình trước tiên, cố gắng thấu hiểu tình huống của người bạn đời, cả tình cảm bên trong lẫn hành động bên ngoài của họ. Dành thời gian chia sẻ với nhau, mâu thuẫn có thể được giải quyết thông qua sự chân tình từ cả hai phía và mối quan hệ của hai người sẽ càng thêm sâu sắc.
4. Đừng hạ thấp đối phương
Có thể nói đây là chính vấn đề lớn nhất mà tất cả các cặp đôi đều có thể mắc phải. Đặc biệt là trong các cuộc tranh cãi, chúng ta thường cố gắng đánh bại đối phương bằng cách hạ thấp người bạn đời của mình xuống và chứng minh bản thân mình đúng đắn hơn, tốt đẹp hơn.
Lý do thực sự cho việc làm này là vì sự bất an của bạn chứ không phải là nhận định về sự việc của người bạn đời có vấn đề. Kết quả thu được của hành động này chỉ khiến mối quan hệ thêm tệ hại mà thôi, bạn không giải quyết được gì ngoài việc làm tổn thương đối phương và cả chính mình.
Khắc phục cho chuyện này là chúng ta nên lùi lại một bước và bắt đầu nhìn lại vấn đề, trước tiên là từ chính mình. Cách hay nhất để vứt bỏ cảm giác bản thân bạn thấp kém, tự ti là xây dựng lòng tự trọng của chính mình, nâng cao giá trị bản thân bằng cách cư xử lễ độ, văn hóa, và khoa học ( nhưng đừng thô thiển ).
Cách này thường khó thực hiện với phụ nữ hơn, ( vì cái tôi của các phụ nữ cao hơn, lòng tự tôn cao hơn , hay người đời hay nói là sĩ diện cao hơn ). Nhưng hãy cố gắng. Khi bạn đạt được sự tự tin thông qua quá trình đó, bạn sẽ thấy việc hạ thấp đối phương là việc đáng hổ thẹn.
Hãy bắt đầu hành động như người bạn đời của bạn là một anh hùng, ngưỡng mộ anh ấy, nhìn vào những phẩm chất tuyệt vời của anh ấy. Hãy xem, rốt cuộc người ấy sẽ ‘chịu thua’ vì bạn xử sự quá tuyệt vời và bạn sẽ là người chiến thắng. Đây là chìa khóa thành công cho bất kỳ mối quan hệ lâu dài tích cực nào”.
5. Không nên tránh mặt nhau
Khi hai người giận nhau, hầu hết mọi người đều muốn tránh mặt đối phương, không nói chuyện với anh ấy/cô ấy, hờn dỗi và xa lánh người bạn đời khỏi cuộc sống của mình. Như thế người bạn đời của bạn sẽ nghĩ bạn đang cố nói với họ rằng bạn không quan tâm đến họ, nhưng thật sự không phải ý bạn muốn thế.
Chúng ta biết thật khó để không tránh mặt nhau mỗi khi mâu thuẫn ( vậy hãy cố gắng đừng mâu thuẫn nhé ! ). vì chúng ta rất ngại nhìn thảng vào người kia, sợ đối phương đoán được ý đồ của mình, sợ đối phương nhìn thấy điều không đúng trong thâm sâu con người mình. Nhưng đừng vì điều đó mà tránh mặt nhau
Nếu muốn gia đình hạnh phúc, hãy làm điều ngược lại. Đừng cố tình đặt ra các “chướng ngại vật” và yêu cầu người ấy tự đoán xét lấy cảm xúc của họ, thì điều đó chỉ mang lại cho bạn mâu thuẫn và sự chia cách lớn hơn. Thay vào đó, hãy học cách nói chuyện với nhau và đặt câu hỏi để hiểu nhau. Nếu không thể nói rõ ràng thì hãy viết hoặc nhắn tin cho nhau, nhưng hãy ngừng “ném đá” nhau.
6. Đừng chăm chăm vào tiêu cực
Nếu chúng ta chỉ chăm chăm tìm kiếm sự tiêu cực trong mối quan hệ của mình, tập trung vào tất cả những gì mà mình cho là sai; những điều mà bạn không thích; những điều mà bạn cho rằng có thể tốt hơn… thì bạn đang trên con đường tìm đến sự phẫn nộ thực sự và muốn căm ghét hết thảy mọi thứ.
Bạn gieo mầm cho sự phẫn nộ thì nó sẽ nảy mầm, tình trạng sẽ chỉ tồi tệ và tới mức này rồi thì sự kiểm soát sẽ ngoài khả năng của bạn. Lúc này là đã quá khó để tiếp tục mối quan hệ, về sau sẽ chỉ khiến bạn hối hận mà thôi.
Để giúp thay đổi trạng thái này, không có cách nào tốt hơn là hành động ngược lại. Hãy tập trung vào sự tích cực trong mối quan hệ của bạn và xây dựng trên những gì bạn có. Các thứ tiêu cực sẽ bắt đầu tan biến đi”.
Chúng ta có thể nói về tương lai của cả hai theo một cách tích cực. Mở đầu câu chuyện với việc gợi lại những kỷ niệm xưa khi cả hai nói về ước mơ, bàn bạc nhau cùng thực hiện những ước mơ mà khi còn yêu nhau cả hai người đã nói cho nhau.
Vi dụ : khi không khí lúc đó quá căng thẳng hãy yên tĩnh một chút rồi bắt đầu cuộc nói chuyện như vầy : em còn nhớ hồi chúng ta mới yêu nhau không, lúc đó tình yêu chúng ta thật đẹp, anh còn nhớ lúc đó em từng nói với anh em muốn đi maldives ( ai chưa biết có thể serach google maldives tour nhé ! ) vì nới đó rất lãng mạn và đẹp... anh muốn cùng em thực hiện ước mơ đó....
Bạn cũng có thể kể câu chuyện tương tự, gợi lại những kỷ niệm cũ lãng mạn của nhau khi còn yêu nhau.
7. Đừng cố gắng phòng thủ
Nếu bạn là mẫu người luôn luôn phòng thủ, luôn luôn tìm cách tấn công lại nếu bị chỉ trích, liên tục cằn nhằn và cau có, từ chối lắng nghe đối phương… thì đây chính là nguyên nhân tạo ra những thảm họa lớn nhất cho bất kỳ mối quan hệ nào của bạn.
Bạn cảm giác, người kia cần nghe bạn chứ bạn chảng muốn nghe họ, rằng bạn là người cần được đồng cảm chứ không phải họ .....như vậy chỉ khiến " tình yêu" càng rời xa tầm tay bạn mà thôi.
Vì thế, hãy cố gắng duy trì thái độ tích cực với người bạn đời của mình ngay cả trong những tình huống nhỏ nhất hoặc khi họ “cuốn” vào bạn những lời chỉ trích dường như tệ hại. Càng điềm tĩnh và cởi mở, bạn càng làm chủ được tình thế, điều này thực sự giúp xây dựng một mối quan hệ gia đình tốt đẹp.
Theo các chuyên gia tâm lý, có một công thức chung trong mối quan hệ thành công của các cặp vợ chồng, đó là dành phần lớn thời gian để xem xét lại bản thân mình và cách chúng ta cư xử với nhau, chứ không phải là về những gì bạn sẽ làm hoặc không làm. Bởi điều gì xuất phát từ trái tim chân thành và thiện chí, thì điều đó sẽ luôn lâu dài và bền chặt. Ngắn gọn lại vấn đề mấu chốt là đừng để cái tôi lấn át, đừng để cảm xúc chi phối.
Chúc bạn hạnh phúc với gia đình nhỏ của bạn nhé !
Không có nhận xét nào: